Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ

Khi nào thì có thể Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ? Ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp này?

Hãy cùng tư vấn luật Lawkey tìm hiểu trong bài viết đưới đây:

Khi nào thì có thể Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ?

Theo Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 2015 có quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 2015. Trong trường hợp xét thấy yêu cầu có cơ sở thì tóa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Lưu ý trong một số trương hợp Tòa án có thể  tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Và một số trường hợp tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đương sự có đơn yêu cầu;

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá bao gồm:

– Thu giữ;

– Kê biên;

– Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;

– Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu:

Để đảm bảo đương sự không lạm dùng quyền yêu cầu thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định bằng các tài liệu, chứng cứ như sau:

– Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký:

+ Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;

+ Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.

– Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh  là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định.

Trên đây là những lưu ý về Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.