Lưu ý khi điều chuyển hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp

luu-y-khi-dieu-chuyen-hang-hoa-trong-noi-bo-doanh-nghiep

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi điều chuyển hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp. Trường hợp như vậy có phải xuất hóa đơn hay không? Hãy cùng kế toán thuế Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi điều chuyển hàng hóa nội bộ doanh nghiệp?

Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về trường hợp điều chuyển hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp như sau:

2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
a. Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đom vị và từng khâu độc lập với nhau;
b. Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiêu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.

Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) đế cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tê tiêu thụ giao cho cơ sờ hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng

Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.

Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.

Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.

2. Lưu ý về hóa đơn, chứng từ cho hàng hóa trên đường vận chuyển

Theo quy định của Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi nghị định 49/2016/NĐ-CP) thì:

Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Do vậy, doanh nghiệp khi điều chuyển hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp cần lưu ý lập các hóa đơn, chứng từ theo quy định ở mục 1 để tránh bị xử phạt.

Trên đây là những tư vấn của Lawkey về trường hợp điều chuyển hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán thuế vui lòng liên hệ LawKey.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hóa đơn khi khách mua hàng không lấy hóa đơn